6 sai lầm người học tiếng Anh hay mắc phải nhất và giải pháp

những sai lầm người học tiếng Anh hay mắc phải

Tác giả: admin

Nhiều trẻ học tiếng Anh trong nhiều năm, bỏ ra không ít thời gian và công sức mà vẫn không đem lại hiệu quả. Tại sao phụ huynh đã thử nhiều phương pháp, đổi giáo viên hay chuyển trung tâm con vẫn không có kết quả khả quan? Trẻ nếu không biết được những sai lầm người học tiếng Anh hay mắc phải sẽ gặp trở ngại khi chinh phục ngoại ngữ này.

Hãy cùng tìm hiểu những lỗi thường gặp khi học tiếng Anh sau đây. Cách này giúp ba mẹ và trẻ đánh giá lại xem phương pháp học của mình đã phù hợp chưa và tìm cách khắc phục nhé.

1. Những sai lầm người học tiếng Anh hay mắc phải: Không tìm được hứng thú trong việc học

Không tìm được hứng thú trong việc học

Đây là sai lầm phổ biến không chỉ trong việc học tiếng Anh mà ở bất kể môn học nào. Khi học giáo trình không phù hợp, lộ trình không tương đương với khả năng, trẻ sẽ cảm thấy chán nản và bế tắc. Kết quả là trẻ không thể tập trung, tiếp thu và biến việc học trở thành niềm vui.

Nguyên nhân sâu xa của việc không hứng thú trong học tập có thể xuất phát từ việc không xác định đúng mục đích học tiếng Anh ngay từ đầu. Thay vì trẻ cần học để cải thiện phát âm, ba mẹ lại đăng ký cho con học khóa giao tiếp chuyên sâu. Hay ở một góc độ khác, trẻ đã đạt đến trình độ cao hơn sẽ cảm thấy nhàm chán khi tham gia vào khóa học ở trình độ thấp hơn.

Giải pháp: Để tránh một trong những sai lầm người học tiếng Anh hay mắc phải này, hãy cho trẻ học với những thứ mà trẻ thực sự yêu thích. Nếu trẻ thích giao tiếp bằng tiếng Anh, hãy cho con nghe nhiều hơn các cuộc hội thoại và nói về những điều mà trẻ quan tâm. Dần dần, trẻ sẽ thấy mình làm việc đó một cách tự nhiên chứ không giống như đang phải học nữa. Hãy nhớ động lực chính là yếu tố then chốt để trẻ có thể tập trung và tiến về phía trước.

>>> Tìm hiểu thêm: Top 20 phim hoạt hình tiếng Anh cho bé để học ngoại ngữ hiệu quả

2. Sợ mắc lỗi khi học giao tiếp tiếng Anh

Sợ mắc lỗi khi học giao tiếp tiếng Anh

Sợ nói sai hay bị người khác đánh giá trình độ nhiều khả năng là sai lầm khi học giao tiếp tiếng Anh khiến người học mãi chẳng khá lên được. Trẻ liệu có gật đầu đồng ý và lặp lại những từ vựng cũ thay vì nói một câu để thử dùng từ mới hay cấu trúc mới? Hẳn có không ít trẻ sẽ chọn giải pháp an toàn để tránh cảm giác lúng túng vì sợ ai đó sẽ cười phá lên khi mình nói sai.

Trẻ đặt mục tiêu phải học 50 từ vựng mỗi ngày. Song con lại sợ phát âm sai nên không dám nói từ mới học thì rất khó để đạt được mục tiêu ấy. Đặc biệt khi học giao tiếp tiếng Anh, nếu cứ sợ mắc lỗi mỗi khi nói sẽ không thể nói chuyện trôi chảy được.

Giải pháp: Ba mẹ khuyên trẻ thay vì đấu tranh với nỗi sợ, hãy nghĩ về cách vượt qua nó và thay đổi quan điểm bản thân. Ngay cả những người đã sinh sống ở một quốc gia nói tiếng Anh trong nhiều năm cũng chưa thể diễn đạt ý tưởng giống như khi nói tiếng mẹ đẻ. Ngoài ra, hãy cho con biết không nên quá lo lắng vì người khác thực sự cũng chẳng quan tâm nếu trẻ mắc lỗi. Miễn trẻ diễn đạt được ý tưởng thì đã có được thành công rồi.

>>> Tìm hiểu thêm: 6 bí quyết luyện nói tiếng Anh như người bản xứ hiệu quả!

3. Cố học càng nhiều từ vựng càng tốt

Cố học càng nhiều từ vựng càng tốt

Học nhiều từ mới mà không ôn lại cũng là những sai lầm khi học từ vựng tiếng Anh. Khi cố gắng ghi nhớ từ vựng mới trong một lần mà không ôn lại, trẻ sẽ chỉ nhớ trong một khoảng thời gian rất ngắn.

Đặc biệt, đối với những trẻ mới bắt đầu học hay sắp phải làm bài kiểm tra tiếng Anh, trẻ sẽ cố học một list từ vựng thật dài. Nhiều trẻ thậm chí sẽ thức trắng nhiều đêm trước buổi thi để ôn luyện. Điều này có thể giúp trẻ vượt qua kỳ thi nhưng theo thời gian, một lượng lớn từ vựng sẽ dần bị lãng quên nếu không sử dụng thường xuyên.

Giải pháp: Chìa khóa để nắm vững các từ vựng mới và nhớ lâu dài là tìm cách để lặp lại chúng. Thay vì liên tục học từ mới như những sai lầm người học tiếng Anh hay mắc phải, bạn hãy định hướng cho trẻ nên ưu tiên đặt mục tiêu ôn lại từ cũ và thêm từ mới một cách từ từ.

Nếu muốn chinh phục 50 từ vựng mới, đừng dành hết 1 tiếng để cố nạp hết chúng vào bộ nhớ. Hãy nói trẻ thử chia nhỏ ra thành 5-10 từ học trong khoảng 10 phút và ôn tập rồi tiếp tục như vậy đến khi học đủ 50 từ.

>>> Tìm hiểu thêm: Tổng hợp 300+ từ vựng tiếng Anh cho bé theo từng chủ đề

4. Những sai lầm người học tiếng Anh hay mắc phải: Áp dụng các quy tắc ngữ pháp máy móc

Những sai lầm người học tiếng Anh hay mắc phải

Nhiều nghiên cứu cho thấy việc học ngữ pháp thực chất lại gây khó khăn cho việc nói tiếng Anh. Nguyên nhân là bởi cuộc nói chuyện tiếng Anh thông thường sẽ diễn ra rất nhanh và đơn giản. Chúng ta sẽ không có đủ thời gian để ngẫm lại hàng loạt quy tắc ngữ pháp rồi chọn ra cái đúng để sử dụng.

Một trong những sai lầm khi học ngữ pháp tiếng Anh nữa là đa phần người học chỉ học những gì có trong sách giáo khoa và được dạy ở trường. Các quy tắc ngữ pháp thường dùng trong bối cảnh văn phong trang trọng và văn viết học thuật sẽ không giúp ích nhiều trong những tình huống thực tế.

Giải pháp: Thay vì cho trẻ tập trung vào các dạng bài tập ngữ pháp thuần túy như chia động từ, biến đổi câu… thì hãy để trẻ tìm cách tiếp cận ngữ pháp thông qua các ‘tài liệu thực’. Các bài báo, đoạn văn trong sách hay podcast chứa đầy các cấu trúc ngữ pháp thực hành. Hãy giúp não bộ trẻ tiếp thu các quy tắc ngữ pháp bằng trực giác thông qua việc nghe và đọc nhiều hơn.

5. Chạy nước rút và học cấp tốc

sai lầm khi học giao tiếp tiếng Anh

Điều này có lẽ rất quen thuộc với những phụ huynh quyết định cho trẻ học tiếng Anh, cải thiện trình độ tiếng Anh nhưng sau đó trẻ lại không thực sự dành thời gian để làm việc đó mỗi ngày. Một khi trẻ bắt đầu phớt lờ các mục tiêu học tập đã đề ra, trẻ sẽ dần đánh mất động lực học thực tế. Kết quả là trẻ đầu tư ít thời gian hơn cho việc học tiếng Anh.

Thêm các lỗi thường gặp trong tiếng Anh nữa đó là học nhanh – quên nhanh. Nhiều khóa học cấp tốc được giới thiệu sẽ giúp người học cải thiện kỹ năng trong thời gian ngắn hay đạt được điểm số đủ chuẩn cho một kỳ thi. Lẽ dĩ nhiên đó chỉ là những kết quả nhất thời và năng lực tiếng Anh thật sự sẽ không thể nào tích lũy đủ trong một khoảng thời gian học quá ngắn ngủi vì chịu áp lực về mặt thời gian.

Giải pháp: Hãy để trẻ lên kế hoạch và sắp xếp lịch học ngay từ đầu để không phải đối mặt với áp lực về sau. Tiếng Anh có câu: “By failing to prepare, you are preparing to fail” (tạm dịch: Thất bại trong việc chuẩn bị chính là chuẩn bị cho sự thất bại). Thế nên trẻ cần bắt tay ngay vào việc lập kế hoạch học tập cho mình. Tốt nhất là dành ra cùng một khoảng thời gian mỗi ngày để trẻ tạo thành thói quen, từ đó trở thành một phần công việc thường ngày của trẻ.

>>> Tìm hiểu thêm: Giỏi tiếng Anh thôi đã đủ làm công dân toàn cầu?

6. Đặt ra những mục tiêu ngoài tầm với

những lỗi thường gặp khi học tiếng Anh

“Nói tiếng Anh trôi chảy như người bản ngữ trong 3 tháng!” hay “Đạt điểm cao nhất trong bài kiểm tra tiếng Anh cuối kỳ!”. Đặt ra những mục tiêu to lớn đầy tham vọng không những không giúp tạo động lực mà còn khiến trẻ thất vọng, chán nản vì thấy việc học quá khó khăn.

Cũng như việc không đặt mục tiêu để phấn đấu hay đặt mục tiêu quá thấp không tạo sự hứng thú thì đặt mục tiêu quá cao cũng là những sai lầm người học tiếng Anh hay mắc phải. Khi không định hướng được lộ trình học tiếng Anh của mình, trẻ sẽ không biết bắt đầu từ đâu và cố gắng như thế nào để việc học có hiệu quả.

Giải pháp: Quá trình học ngôn ngữ giống một cuộc thi chạy marathon hơn là chạy nước rút. Vì vậy, hãy để trẻ rèn luyện mỗi ngày bằng cách tiến từng bước nhỏ đến gần mục tiêu. Có thể đó là đạt được điểm IELTS mục tiêu, trò chuyện bằng tiếng Anh tự nhiên với người thân hoặc xem một bộ phim tiếng Anh không cần phụ đề. Ba mẹ nên giúp trẻ chọn mục tiêu phù hợp với bản thân chứ đừng chạy theo kỳ vọng của chính mình.

>>> Tìm hiểu thêm: Cách xây dựng lộ trình học tiếng Anh cho bé từ mầm non tới tiểu học

Học tiếng Anh không phải là một hành trình mà người học bắt đầu và đi đến điểm cuối cùng quá dễ dàng, nhưng đó cũng không phải một thử thách quá cam go mà không thể vượt qua. Khi đã biết được những sai lầm người học tiếng Anh hay mắc phải, hãy giúp trẻ xác định lộ trình phù hợp để xây dựng nền tảng tiếng Anh hướng đến các nền văn hóa, quốc gia và con người khắp thế giới.

location map